SAM Agritech đồng hành cùng “Đắk Nông – Mùa bơ chín” năm 2018 SAM Agritech đồng hành cùng “Đắk Nông – Mùa bơ chín” năm 2018

SAM Agritech đồng hành cùng “Đắk Nông – Mùa bơ chín” năm 2018

SAM Agritech đồng hành cùng “Đắk Nông – Mùa bơ chín” năm 2018

Nhằm quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị trái bơ đối với người sản xuất và kinh doanh bơ của tỉnh nhà, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ hội bơ lần đầu tiên với tên gọi “Đắk Nông – Mùa Bơ chín”, diễn ra từ 18 đến 23/07 sắp tới tại thị xã Gia Nghĩa. Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp tại địa phương, đồng thời xác định trái bơ là sản phẩm chiến lược của công ty, SAM Agritech hân hạnh đồng hành xuyên suốt chương trình với vai trò nhà tài trợ vàng.

Mục tiêu của chương trình nhằm quảng bá sản phẩm bơ Đắk Nông đến người tiêu dùng, nâng cao giá trị trái bơ đối với người sản xuất và kinh doanh bơ, khẳng định vị thế bơ Đắk Nông nói riêng và vị trí quan trọng của mặt hàng bơ Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới; tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thu mua, chế biến và các kênh tiêu thụ sản phẩm bơ trong và ngoài nước; liên kết với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tìm kiếm và tuyển chọn những cây giống bơ ngon, chất lượng, năng suất cao làm giống đầu dòng để đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, kết hợp quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Nông nhằm xúc tiến kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh của địa phương.

Ông Vũ Tuấn Hoàng – Đại diện SAM Agritech tại buổi họp báo công bố chương trình “Đắk Nông – mùa bơ chín” diễn ra tại TP.HCM vào ngày 03/07 vừa qua

“Đắk Nông – mùa bơ chín” diễn ra với nhiều hoạt động chính như: hội thảo phát triển bơ bền vững; hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp; hội thi trái bơ ngon và tham quan, trải nghiệm các mô hình nông nghiệp… Trong đó, điểm nhấn của chương trình là hội thi trái bơ ngon có sự tham gia của hàng chục hộ nông dân giới thiệu những sản phẩm bơ có chất lượng tốt nhất. Lễ hội “Đắk Nông – mùa bơ chín” năm 2018 đã có 210 doanh nghiệp, một số HTX và nông dân đăng ký tham gia với 280 gian hàng. Công tác chuẩn bị của các địa phương đến thời điểm này đã cơ bản hoàn tất.

Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có diện tích và sản lượng bơ lớn của cả nước, với diện tích khoảng 2.600 ha (diện tích trồng bơ chuyên canh 700 ha, xen canh 1.900 ha). Năng suất bơ bình quân từ 10-15 tấn/ha, chiếm khoảng 20% diện tích cây ăn quả trên địa bàn. Các huyện có diện tích trồng bơ là: Đắk Mil, Đắk R lấp, Đắk Song, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa. Quả bơ cho thu hoạch quanh năm từ tháng 1 đến tháng 11; các loại bơ được trồng nhiều ở Đắk Nông là: Bơ Cu Ba, Bơ 034, Bơ Booth, Bơ Hass, Bơ sáp…

Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận lợi nên bơ Đắk Nông cho trái to, dẻo và màu vàng sậm, vị thơm ngon. Đồng thời, đây cũng là cây có giá trị dinh dưỡng rất cao, được xem là một loại quả “siêu thực phẩm” giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá trị hàng hóa của trái bơ ở Đắk Nông còn thấp do hạn chế trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật, sản xuất còn manh mún, tự phát,… dẫn đến quy trình sản xuất chưa đảm bảo, chưa xây dựng được thương hiệu.

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và khắc phục các yếu điểm của cây bơ, một thỏa thuận hợp tác phát triển quả bơ toàn diện tại tỉnh Đắk Nông đã được ký kết giữa các bên gồm Cơ quan hợp tác Chính phủ New Zealand, Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm, Công ty cổ phần SAM Nông nghiệp Công nghệ cao (SAM Agritech). Các nội dung hợp tác đã được ký kết với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam, đại diện chính phủ New Zealand trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ tới New Zealand.

SAM Agritech cam kết sẽ là đơn vị tiên phong trong các hoạt động nhằm phát triển cây bơ tại tỉnh Đắk Nông

Ông Vũ Tuấn Hoàng, đại diện SAM Agritech cho biết: “Thị trường bơ là một thị trường rất lớn và tăng trưởng qua từng năm. Năm 2017, giá trị thị trường bơ thế giới là 13 tỷ USD, dự báo năm 2027 sẽ đạt 23 tỷ USD. Đối với các nước lân cận, Trung Quốc năm 2017 nhập 32 nghìn tấn tăng gấp 1.000 lần so với năm 2011 và dự báo 2018 tăng gấp đôi so với 2017. Trong khi đó nguồn cung của chúng ta còn chưa đáp ứng hết nhu cầu trong nước. Vì vậy nếu chúng ta làm tốt công tác thị trường, giải các bài toán về chuỗi sản phẩm thì Bơ sẽ nhanh chóng trở thành cây trồng doanh thu tỷ đô của Việt Nam và vươn tới xuất khẩu bền vững trong thời gian tới.”

Theo đó, Viện nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand, một trong những viên nghiên cứu hàng đầu thế giới về cây trồng, sẽ hợp tác phát triển toàn diện cây bơ tại tỉnh Đắk Nông. Đây cũng chính là đơn vị đã giúp Kenya từ một quốc gia không trồng được đã phát triển thành công cây bơ và xây dựng chuỗi sản phẩm về bơ tại nước này. Đối với SAM Agritech, đơn vị này sẽ hỗ trợ thực hiện 10 hợp phần trong vòng 3 năm. Trong đó sẽ có 03 hoạt động chính: một là đưa giống bơ Hass mới – loại giống đang chiếm tới 80% nhu cầu bơ của thế giới vào thử nghiệm, đánh giá tại Đắk Nông; hai là quy trình để xây dựng vật liệu giống thuần hiện đang phát triển tốt tại Đắk Nông g; và ba là xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm trong đó có công nghệ để xây dựng nhà máy chế biến dầu bơ.

Với sự hợp tác toàn diện này, SAM Agritech cam kết sẽ là đơn vị tiên phong trong các hoạt động nhằm phát triển cây bơ tại tỉnh Đắk Nông, giúp bà con nông dân phát triển cây bơ, từ việc cung cấp các loại giống tốt, khoẻ mạnh đến quy trình canh tác, các chứng nhận cây trồng, đào tạo hướng dẫn, bao tiêu sản phẩm…. mang đến sự phát triển đột phá và lâu dài cho cho cây bơ nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung tại tỉnh Đắk Nông.

(SAM Agritech tổng hợp)